1. Vải denim là gì?

Denim được biết đến là một loại vải được dệt từ các chất liệu bo cứng. Với những sợi đan chéo lại với nhau. Loại denim truyền thống có màu xanh lam do quá trình nhuộm sử chất nhuộm màu chàm.

Khi sờ vào cảm giác vải cứng do mật độ sợi vải trên chất liệu này rất cao. Hiện tải vải denim đang được sản xuất và đưa vào sử dụng tại rất nhiều thị trường trên thế giới

Để có được một tấm vải denim chất lượng người ta phải sử dụng hình thức dệt thoi kết hợp với sợi trắng và các sợi tràm. Các sợi tràm sẽ được dệt chạy dọc còn sợi trắng chạy ngang. Hiện nay, loại  vải này còn được pha thêm một số sợi polyester hoặc lycra . Để ngăn ngừa khả năng chống nhăn cực hiệu quả cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Với loại vải denim nguyên chất màu nhuộm sẽ được lấy từ loài cây Indigofera. Còn đối với loại denim hiện đại thì màu nhuộm được lấy từ màu chàm tổng hợp.

Khi nhuộm denim sẽ được chia làm 2 màu khác biệt là nhuộm màu chàm và nhuộm lưu huỳnh.

Với màu chàm bạn sẽ có màu xanh truyền thống của denim từ trước đến nay. Còn khi nhuộm với lưu huỳnh vải sẽ có nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, hồng, tím, xanh lá.

2. Sự khác biệt giữa Jean và Denim

Denim là tên gọi, cách gọi của một loại vải.

Jean là cách gọi của một loại trang phục: quần, áo khoác, váy,… Jean được làm từ 100% vải denim

3. Nguồn gốc

Lần đầu tiên vải denim xuất hiện vào thế kỷ XVII tại Pháp. Khi đó tên của denim bằng tiếng Pháp là “Serge de Nîmes”. Đến những năm 1850 loại vải này bắt đầu xuất hiện tại Mỹ. Khi mới đưa vào sử dụng vải denim chỉ được dùng để may quần áo bảo hộ lao động cho những công nhân làm mỏ.

Với ưu điểm là thoáng mát, nhẹ nhàng chất vải khiến cho nhiều người lao động cảm thấy hài lòng. Đặc biệt là không gây cảm giác khó chịu hay kích ứng cho da trong quá trình sử dụng.

Ngoài việc sử dụng denim để may quần áo . Loại vải này còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bọc ghế ngồi, may rèm cửa, may bạt . Thậm chí loại vải này có thể dùng để làm buồm cho thuyền.

Chính những gì mà denim đem lại mà đến ngày nay denim đã trở thành một trong những chất liệu phổ biến được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn. Đặc biệt là giới trẻ, bởi sự năng động và trẻ trung mà denim đem đến cho người dùng trong suốt quá trình sử dụng.

4. Ưu và nhược điểm của vải denim là gì?

Một điều dĩ nhiên là không có bất kỳ một loại vải nào hoàn hảo cả. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật vẫn còn tồn tại những nhược điểm không ít thì nhiều cũng có. Và đối với vải denim cũng thế.

4.1 Ưu điểm

  • Là loại vải khá cứng, khi ở dạng thô sẽ có màu chàm tối. Chất vải rất bền khi dùng, chống mài mòn hiệu quả và có thể tạo form cứng cáp khi may đồ.
  • Chất vải truyền thống ít nhăn, luôn giữ được phẳng. Đem đến cho người mặc chút gì đó phong trần, mạnh mẽ.
  • Vải denim cứ ngỡ là cứng nhưng khả năng đàn hồi và co giãn lại cực kỳ hiệu quả. Nó giúp cho người dùng có được sự năng động, thoải mái khi mặc
  • Sự đa dạng về màu sắc denim giúp cho người mặc có thể tự do lựa chọn gam màu mà mình thích. Hiện tại các màu truyền thống của vải denim phổ biến hiện nay như: đen, xanh, trắng; trong đó, màu xanh Indigo (xanh chàm). Ngoài ra còn có một số màu sắc khác khi sử dụng lưu huỳnh để nhuộm như: hồng, vàng, xanh lá,…
  • Để chống co rút và nhăn trong quá trình sử dụng .Denim còn được pha thêm với các loại sợi khác như cotton, polyester hoặc lycra.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi của loại vải này rất tốt. Vậy nên khi mặc đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Chính điểm vượt trội này mà vải có thể sử dụng được từ đông sang hè.

4.2 Nhược điểm

  • Mặc dù là có độ đàn hồi tuy nhiên lại kém và không được như những loại vải khác. Vậy nên không được dùng để may trang phục thể thao
  • Vải giặt lâu khô hơn so với những loại vải thông thường. Vậy nên mất khá nhiều thời gian trong quá trình giặt và làm sạch.

5. Phân loại vải denim

Cũng như các loại vải khác, vải denim có rất nhiều loại khác nhau. Căn cứ theo màu dệt sợi và kỹ thuật nhuộm mà người ta phân vải ra thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:

5.1 Phân loại theo màu sợi dệt vải

Nếu căn cứ theo màu sợi dệt vải thì denim được chia làm 2 loại khác nhau. Mỗi loại đều có những tính năng riêng. Vậy nên tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại vải phù hợp trong quá trình sử dụng.

  • Denim truyền thống:

Đây chính là loại denim được dệt từ sợi Vải Cotton với 2 loại sợi màu trắng và màu xanh. Sau khi dệt xong sẽ có màu xanh nước biển là màu sắc truyền thống của denim .

  • Denim cải tiến:

Với denim cải tiến chất vải sẽ được dệt từ cotton hoặc các chất liệu khác, vẫn dệt từ 2 loại sợi khác nhau chủ yếu là màu đen và trắng, hồng và trắng hoặc trắng và trắng. Denim cải tiến sẽ đem đến sự đàn hồi và khả năng chống co rút cực kỳ hiệu quả.

5.2 Phân loại theo kỹ thuật nhuộm

Trường hợp căn cứ vào kỹ thuật nhuộm vải denim sẽ được phân thành 3 loại khác nhau, cụ thể:

  • Dry denim:

Loại vải này có màu xanh đậm, không wash màu vậy nên nếu sử dụng một thời gian chất vải sẽ bị phai màu khi giặt. Do đó, rất ít người dùng không lựa chọn vải Dry denim vì sợ bạc màu và mất dáng quần khi vừa mới sử dụng.

  • Raw denim:

Là loại vải không được giặt hay dùng hóa chất để làm bạc màu trong quá trình sản xuất, chất vải denim thô thường có màu xanh thẫm, có nghĩa rằng lớp màu nhuộm vẫn được giữ nguyên và không có bất kỳ sự thay đổi nào. Thường những trang phục được làm từ chất liệu này khá là nặng, thậm chí có thể tự đứng được mà không cần dùng đến giá đỡ.

  • Selvedge denim:

Còn được gọi là denim được may biên. Thường những phần biên của vải sẽ xuất hiện một phần sọc trắng không bị dính màu nhuộm. Nếu chú ý bạn sẽ thấy phần vải này được đặt dọc theo đường may của thân quần/áo.

6. Cách nhận biết vải denim

Bản chất của denim là chất liệu thô, bền được dệt chéo từ sợi chàm chạy dọc và sợi trắng chạy ngang. Chính vì thế mà trên bề mặt vải thường có những đường chéo. Do đó, mỗi tấm denim truyền thống thường sẽ có một mặt màu trắng và mặt còn lại sẽ là màu xanh.

Đây cũng là điểm nổi bật giúp cho người dùng có thể dễ dàng phân biệt được đâu là denim chất lượng so với những loại vải khác trên thị trường hiện nay.

Nhiều người nhầm lẫn giữa vải denim với jean, vì thế để chọn được chính xác chất liệu denim bạn nên bỏ túi ngay cách nhận biết chất liệu này nhé.

Bài viết trước đó Vải microfiber là gì?