Dệt may là một trong những ngành trọng điểm mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế tuy nhiên đi kèm với sự phát triển đó cũng gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến môi trường bởi lượng hóa chất và rác thải thải ra hằng năm. Đây cũng là bài toán cần giải quyết của các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực này, và sự ra đời của sợi tái chế đặc biệt là Polyester tái chế đang dần được quan tâm và trở thành vật liệu bền vững trong tương lai. Vậy sợi tái chế là gì hay Recycled Polyester là gì ? Lý do sử dụng vật liệu Recycle ? Các thương hiệu đang sử dụng vải Recycle hiện nay ?

Sợi tái chế là gì ? Sợi Recycled Polyester là gì ?

Sợi tái chế

Khác với Polyester truyền thống là xơ nhân tạo được tổng hợp từ Ethylene có nguồn gốc nguyên liệu từ dầu mỏ với quy trình sản xuất cần nhiều năng lượng thì sợi hay vải Recycled Polyester được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhựa được xem là rác thải không còn giá trị sử dụng, tuy nhiên thay vì thải ra môi trường và trải qua quá trình hằng trăm năm để phân hủy thì các vật liệu nhựa này được tái chế kéo thành sợi và dệt vải tái chế ta tạo ra sản phẩm có tính chất tương tự như sợi truyền thống nhưng lại thân thiện môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên hơn.

Quy trình sản xuất vải Recycled Polyester tái chế

Quy trình sản xuất sợi tái chế

Polyester tái chế là sợi được thu hoạch từ nhựa tận dụng lại, thường là những chai nhựa cũ đã qua sử dụng được thu gom về nhà máy loại bỏ nhãn dán và được cắt thành những miếng nhỏ. Những miếng nhựa kích thước nhỏ này sẽ trải qua các bước làm sạch và xử lý nghiêm ngặt. Sau đó sợi được đun nóng chảy và kéo thành các sợi nhỏ thông qua thiết bị spinneret tương tự như quy trình sản xuất sợi Polyester thông thường. Tùy vào nhu cầu sử dụng có thể sử dụng sợi dài liên tục hoặc thêm bước cắt ngắn sợi để kéo sợi xơ ngắn, sau đó sợi qua tiếp quy trình dệt nhuộm tạo ra vải Recycle

quy trinh saan xuat soi tai che

Hình ảnh mô tả quy trình sản xuất vải tái chế

Lý do sử dụng vật liệu Recycle

Vải Recycled Polyester có chất lượng tương đương với Polyester nguyên chất, có thể được tái chế liên tục nhiều lần mà không suy giảm chất lượng, bên cạnh đó sợi tái chế còn mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị như sau :

  • Giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nguyên chất : Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại, dầu mỏ được sử dụng trong sản xuất nhiều loại vật liệu và ngành công nghiệp, vận tải tuy nhiên dầu mỏ là một nguồn tài nguyên không thể tái tạo nên sự lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa là một trong những vấn đề quan trọng dẫn tới xu hướng giảm khai thác cũng như giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ.
  • Giảm thải rác thải nhựa : trên thế giới, mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu dùng và sau đó thải ra môi trường, thông qua tái sử dụng nguồn nguyên liệu bằng cách tận dụng và sản xuất sợi tái chế, vải Recycle mang lại cho nhựa cuộc sống thứ hai cũng như giảm tải cho môi trường một lượng rác thải đáng kể, giúp các chai nhựa thoát khỏi số phận phải chờ phân hủy hơn hàng trăm năm trong một bãi rác hay giảm thải rác thải nhựa ra đại dương, có thể gây hại cho sinh vật biển.
  • Thân thiện môi trường : việc sản xuất vải tái chế sẽ giảm khí thải nhà kính thông qua quy trình sản xuất và tái chế nhựa có sẵn tạo ra ít hơn 55% lượng khí thải CO₂, cũng như tiêu thụ năng lượng ít hơn 53% so với việc tạo và xử lý Polyester nguyên chất từ dầu mỏ, đây là một sự thay thế thông minh cho vải Polyester mới và là vật liệu mang ý nghĩa thân thiện môi trường hơn.vậy liệu xanhVật liệu Recycle phù hợp với xu hướng bảo vệ môi trường xanh
  • Chứng nhận nguồn gốc sợi tái chế

    Một trong những công cụ giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng xác minh được hàm lượng tái chế trong sản phẩm một cách minh bạch và tin cậy có thể kể đến là tiêu chuẩn GRS và RCS được phát triển và kiểm soát bởi Textile Exchange – là một tổ chức cam kết xây dựng các tiêu chuẩn đáng tin cậy, được quốc tế công nhận bao gồm các hệ thống đảm bảo, giám sát và đánh giá. Mục tiêu chung của GRS và RCS là tăng cường sử dụng vật liệu tái chế. GRS bao gồm các tiêu chí bổ sung cho các yêu cầu xử lý xã hội và môi trường và các hạn chế về hóa chất.

    RCS – Recycled Claim Standard

    Là tiêu chuẩn tuyên bố tái chế toàn cầu, theo dõi nguyên liệu thô tái chế thông qua chuỗi cung ứng. Những tổ chức được chứng nhận RCS có thể gắn dãn nhãn thành phẩm với logo của chứng nhận Recycled Claim Standard, tuyên bố sản phẩm chứa bao nhiêu % nguyên liệu tái chế. Lưu ý rằng RCS không đề cập và không đảm bảo các sản phẩm chỉ chứa các hóa chất vô hại và cũng không đảm bảo việc sản xuất có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Chứng nhận RCS cung cấp hai nhãn sản phẩm :
    • RCS 100 : RCS 100 đảm bảo rằng sản phẩm chứa 95-100% nội dung tái chế mà không có bất kỳ vật liệu không được chứng nhận nào cùng loại.
    • RCS BLENDED : RCS Blended đảm bảo rằng sản phẩm chứa 5-95% hàm lượng tái chế mà không có hạn chế nào khác về hàm lượng còn lại.

    Mục đích của chứng nhận RCS

    • Tăng cường sử dụng vật liệu tái chế để thúc đẩy tiêu dùng bền vững và mô hình sản xuất giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    • Xác minh hàm lượng tái chế trong sản phẩm.
    • Cung cấp một công cụ để các công ty xác nhận và truyền đạt các tuyên bố về tính bền vững về sản phẩm của họ.

Sợi tái chế Polyester – Vật liệu xanh của tương lai