1. Vải TC là gì ?

Đây là một loại vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và Polyester . Tỉ lệ là 35%cotton và 65% Polyester.

Vì thành phần của vải TC bao gồm cotton và Polyester . Nên các sản phẩm mang trên mình tất cả các tính chất của 2 loại vải tạo thành lên nó . Để thích hợp với nhu cầu sử dụng vải của người tiêu dùng. Hiện nay vải TC còn có nhiều biến thể khác bằng cách thay đổi thành phần tổng hợp lên sợi. Tiêu biểu như vải TC 65/35 có hàm lượng vải cotton sẽ nhiều hơn đồng nghĩa với việc giá thành sẽ lớn hơn.

2. Thành phần của vải

Thành phần vải TC là cotton và polyester nên nó mang theo mình tất cả những đặc điểm nổi bật của vải cotton.

Ngoài ra trong vải còn có một tỉ lệ cố định sợi Spandex giúp vải co giãn rất tốt. Tùy theo tỉ lệ Spandex được cho vào mà khả năng co giãn của loại vải này là 2 chiều hoặc 4 chiều.

3. Phân loại vải TC  

Người ta thường phân loại vải TC dựa trên độ dày mỏng. Hiện nay chất liệu này chia thành 4 loại: TC dày, TC mỏng, TC 30 và TC 40. Trong đó:

3.1 TC 30

Khối lượng của vải TC 30 là 1kg/2m7-2m9. Bên cạnh độ mềm mại thì chất liệu này vẫn còn độ cứng của Polyester.  Vì vậy nó khá phù hợp với các sản phẩm may mặc cho cánh mày râu.

Tỉ lệ thành phần trên vải TC vẫn là 35% cotton 65% polyester.

3.2 TC 40

Dòng vải này dùng nguyên liệu cao cấp hơn so với các loại vải khác cùng loại. Bề mặt TC 40 mềm mịn và cầm nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Trọng lượng của vải TC 40 là 1kg/ 3m4.

Với đặc điểm như vậy nên có nhiều khách hàng đã nhầm lẫn TC 40 với cotton 100%. Với độ mỏng tối ưu nên TC 40 có thể ứng dụng tạo ra rất nhiều sản phẩm khác nhau. Và dĩ nhiên nó được yêu thích đặc biệt là trong mùa hè nóng

3.3 TC mỏng

Trọng lượng nhẹ hơn TC dày,  mức 1kg/3m2. Thành phần vải TC mỏng cũng bao gồm 65% Polyester và 35% cotton. Loại vải này phù hợp để may các trang phục dành cho thời tiết khí hậu nhiệt đới.

3.4 TC dày

Đây là loại vải có chất lượng tốt nhất. Độ dày thể hiện ở khối lượng của vải 1kg/2m2. Sự khác biệt duy nhất của vải TC dày là độ dày nhiều hơn các loại khác. Kèm theo đó chất lượng sợi vải cũng được tăng lên.

Với độ dày và khả năng thấm hút nước cực tốt, điều hòa thân nhiệt đúng chuẩn . Nên vải TC được ứng dụng để may áo quần, sản xuất chăn ga gối nệm cao cấp.

4. Đặc tính của vải TC

Ưu điểm của vải TC

Do vải TC được tổng hợp từ hai loại vải trên nên nó có đầy đủ những ưu điểm vượt trội và cực kỳ phù hợp để sản xuất chăn ga gối đệm.

Thấm hút tốt, vì vải cotton là loại vải có khả năng thấm hút cực kì tốt . Mà vải TC lại có đến 35% chất liệu cotton nên khả năng thấm hút của rất cao.  Và nếu lượng % cotton càng tăng thì khả năng này càng cao phù hợp cho việc sản xuất chăn ga gối đệm.

Vải TC rất mềm mại và có độ bóng đẹp, độ mềm mại của vải  là được thừa hưởng từ chất liệu cotton còn độ bóng là nhờ chất liệu polyester. Nhờ sự mềm mại vải sẽ tạo cảm giác cực kì thoải mái cho người nằm còn độ bóng sẽ giúp nhưng sản phẩm làm ra có độ thẩm mỹ tốt.

Có độ bền cao, loại vải này không bị nhược điểm bị nhăn và xù lông sau khi giặt như vải cotton. Sau khi giặt vải này vẫn giữ nguyên được chất vải như ban đầu không bị co giãn, nhăn hay xù lông.

Vải có giá thành phù hợp với tất cả mọi người, vải không đắt như loại thuần cotton mà có giá thành rẻ hơn ngoài ra vẫn có được những ưu điểm mà người sử dụng mong muốn.

5. Ứng dụng của vải TC

Vải  được dùng trong ngành công nghiệp may mặc hàng tiêu dùng phục vụ các nhu cầu của cuộc sống.

Dùng để may chăn ga gối đệm, đây là ứng dụng phổ biến nhất của loại vải này. Vì để may chăn ga gối đệm cần một số lượng vải lớn nhưng phải đảm bảo người nằm được thoải mái. Chính vì vậy vải này là lựa chọn hàng đầu với giá thành trung bình và có những ưu điểm đúng tiêu chuẩn.

Dùng để may áo, quần vải TC được dùng để may áo quần công sở, áo quần thể thao, áo quần trẻ em và đặc biệt sử dụng nhiều trong may các loại đồng phục số lượng nhiều để tiết kiệm chi phí. Vải TC rất bền và ít bị phai màu khi tiếp xúc với chất tẩy hay giặt máy và không bị nhăn.

6. Cách bảo quản vải TC

Dù các sản phẩm sản xuất từ vải rất bền nhưng để sản phẩm có tuổi thọ cao hơn, giữ được vẻ đẹp lâu hơn thì người dùng cũng cần bảo quản và vệ sinh đúng cách. Nhưng thật may là vải TC cực kỳ dễ vệ sinh và bảo quản.

Đầu tiên là cách vệ sinh vải TC:

Cách 1: Hòa tan chất làm sạch (bột giặt, chất giặt dạng lỏng,…) trong nước lạnh . Sau đó ngâm sản phẩm trong 30 phút rồi tiến hành vò nhẹ nhàng . Sau đó xả lại với nước sạch và phơi sản phẩm dưới ánh nắng vừa phải. Hoặc bạn cũng có thể ngâm sản phẩm trong nước xả vải để vải được mềm mại hơn.

Cách 2: làm sạch sản phẩm bằng máy giặt. Đối với làm sạch sản phẩm bằng máy giặt nên chọn chế độ giặt nhẹ để tránh làm hỏng bề mặt của vải giữ cho vải không bị xù lông. Sau khi giặt xong bạn phơi sản phẩm trong bóng mắt nhưng có gió để sản phẩm khô từ từ.

Lưu ý: không nên tác động lực quá mạnh như chà xát, không dùng chất tẩy quá mạnh và không phơi trực tiếp sản phẩm dưới nắng gắt để vải bền hơn.

Đối với các sản phẩm từ vải TC bạn nên bảo quản nơi khô ráo có độ ẩm thấp để vải không bị hiện tượng mốc (các hạt đen li ti trên vải). Đối với chăn ga gối đệm bạn nên vệ sinh nửa tháng một lần.