1. Vải viscose là gì ?
Vải viscose hay còn được biết đến với tên gọi là Rayon là loại sợi tổng hợp. Chất liệu được sử dụng để tạo ra sợi là chất xơ của sợi xenlulozơ tái sinh từ gỗ cây như đậu nành, mía, tre,… Viscose có cấu trúc tương tự như cotton và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
2. Nguồn gốc vải Visco
Vải viscose lần đầu tiên xuất hiện tại châu Âu vào khoảng những năm 1800. Giá thành đắt đỏ cùng kỹ thuật cao của lụa tơ tằm đòi hỏi các nhà sản xuất phải tìm tới hướng đi mới để tiếp cận đến các đối tượng ở phân khúc phổ thông. Nhà khoa học và nhà công nghiệp Hilaire de Chardonnet đã phát minh ra một chất liệu các đặc tính khá tương đồng như độ mịn, không đàn hồi. Các thí nghiệm được tiến hành sau đó đã cho ra đời vải viscose được thương mại hóa với mục đích thay thể tơ tằm.
Đến năm 1892, vải viscose được cấp bằng sáng chế về quy trình sản xuất. Ba nhà khoa học người Anh Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle chính là tác giả của công trình nghiên cứu này. Vải viscose chính thức ra mặt thị trường vào năm 1905.
Hầu hết sản lượng vải viscose trước kia được sản xuất tại Mỹ và Anh. Do nguồn lao động giá rẻ cùng các qui định sản xuất không quá chặt chẽ, phần lớn việc sản xuất này được chuyển sang các nước đang phát triển. Hiện nay, các quốc gia như Ấn Độ, Paskintan, Indonesia, Trung Quốc có thị phần viscose lớn nhất trên thế giới.
2. Quy trình sản xuất chất liệu vải Viscose
Quy trình sản xuất vải viscose tương đối phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao. Vải thường được làm trong các nhà máy có quy mô lớn với hàng chục loại hóa chất, máy móc khác nhau. Tùy vào mục đích, các nhà sản xuất có thể gia giảm các chất phụ gia hoặc pha thêm các loại sợi khác để tối ưu tính năng sản phẩm. Các bước cơ bản được tiến hành như sau:
- Bước 1: Nguyên liệu xenlulozơ đầu vào được xay nhỏ, hòa tan cùng một số hóa chất như natri hydroxit để tạo thành dung dịch xenlulozơ kiềm có màu nâu gỗ. Các tạp chất được loại bỏ trong quá trình này. Để đạt tới độ tinh khiết, tỉ lệ chất xenlulozơ phải đạt tới 90%.
- Bước 2: Xenlulozơ kiềm được ép qua các con lăn để loại bỏ chất dư thừa. Những tấm ép được cắt thành nhiều vụn nhỏ.
- Bước 3: Bột được tiếp tục xử lý bằng carbon disulfide rồi được hòa tan trong natri hydroxit. Thành phẩm của quá trình này được gọi là viscose. Chúng tiếp tục được hòa tan và ngâm trong vòng vài giờ.
- Bước 4: Dung dịch tiếp tục được đẩy qua máy đùn sợi để tạo ra các sợi vải viscose. Chúng được gọi là các sợi xenlulozơ phái sinh. Sợi được ngâm trong dung dịch axit sunfuric sau đó đặt kéo và rửa sạch.
- Bước 3: Các sợi vải được kéo thành sợi và được đem đi dệt thành vải. Sản phẩm cuối cùng được đem đi đóng gói tiêu thụ hoặc chuyển sang khâu thiết kế.
3. Đặc điểm vải viscose
3.1 Ưu điểm
-
Thoáng khí và hút ẩm hiệu quả
Kết cấu đặc cùng độ mỏng vừa phải giúp viscose có khả năng thoáng khí hiệu quả. Nhờ đó, hiện tượng nấm mốc, vi sinh vật phát triển được hạn chế tối đa. Đặc điểm này của vải không thua kém gì so với cotton. Khi sử dụng, vải không dính vào da, không tích điện nên thích hợp để sử dụng cho trang phục mùa hè như áo phông, đồ thể thao.
-
Mềm mại
Được coi là vật liệu thay thế lụa, vải viscose có độ bóng cùng sự mềm mại ấn tượng. Tình trạng đau rát, khó chịu do bề mặt nhám gây ra được loại trừ tối đa khi sử dụng sản phẩm này.
-
Đề kháng với axit
Viscose có sức đề kháng với axit. Các trang phục viscose cũng giữ được form dáng khá tốt, bạn có thể sử dụng máy giặt để tiết kiệm công sức cũng như thời gian vệ sinh.
-
Dễ nhuộm
Do được tổng hợp từ nhiều chất khác nhau, vải viscose được tối ưu hóa độ bền màu, dễ nhuộm, ít phai.
-
Dễ thiết kế
Vải viscose có độ mềm và mỏng vừa phải nên rất dễ thiết kế. Bề mặt không quá láng giúp nhà thiết kế có thể sử dụng tay để giữ tay giữ, không đòi hỏi sự tỉ mỉ quá cao vì kẹp giấy như voan hay chifon.
-
Phân hủy sinh học
Thực tế, vải viscose sử dụng bột gỗ tự nhiên và được làm từ tài nguyên tái tạo nên có thể phân hủy sinh học. Đồng thời, khả năng tái chế của chúng cũng cao hơn rất nhiều so với các loại vải nhân tạo như nylon, polyster.
3.2 Nhược điểm
-
Phá rừng
Quá trình sản xuất vải viscose luôn là vấn đề nhức nhối về môi trường. Ước tính chỉ 30% lượng vải viscose đã tàn phá rất nhiều các khu rừng cổ xưa. Điều này đã đe dọa lớn tới môi trường sống của các loài động vật bản địa, tác động tiêu cực tới hệ sinh thái tự nhiên.
-
Hóa chất độc hại
Để sản xuất viscose, người ta cần phải sử dụng các hóa chất có nồng độ cao gây ô nhiễm không khí và nước. Các chất được sử dụng có thể kể tới như lưu huỳnh, axit sunfuric, carbon,… Tuy được tái sử dụng nhiều lần trong chu kỳ sản xuất nhưng nó vẫn không phải một phương thức hoàn hảo so với các chất liệu khác như modal, tencel. Những hóa chất này vẫn được tìm thấy trong khí thải tại các nhà máy sản xuất.
-
Dễ bai giãn
Vải viscose có độ bền không quá ấn tượng, dễ bai giãn và khó phục hồi nguyên dạng. Đặc biệt, chúng khá yếu trong tình trạng ướt khiến quá trình phục hồi càng trở nên khó khăn. Quá trình sử dụng cần đặc biệt lưu ý để tránh các vết bẩn khiến trang phục cần phải sử dụng chất tẩy mạnh hoặc phải vò giặt nhiều lần
-
Dễ cháy
Do được làm từ bột gỗ, vải viscose rất dễ cháy. Khả năng chống mài mòn của vải cũng rất kém.
-
Khó vệ sinh
Vải viscose khá kỵ nước khiến khâu vệ sinh trở nên phức tạp. Đa phần sản phẩm từ chất liệu này đều cần giặt khô.
4.Phân loại vải viscose
-
Viscose nguyên chất
Đây là loại vải chiếm số lượng lớn nhất trên thị trường. Chất liệu này thường được ứng dụng trong ngành may mặc, sản xuất nội thất gia đình. Chúng dễ co nhăn khi bị ướt. Bạn nên mang ra các cửa hàng giặt là chuyên nghiệp để giữ chất lượng tốt nhất cho vải.
-
HWM Rayon
HWM Rayon gây ấn tượng với khách hàng nhờ vào khả năng hấp thụ hơi ẩm ưu việt. Đặc tính linh hoạt của vải tạo điều kiện thuận lợi cho khâu làm bóng. Hơn thế nữa, bạn có thể thoải mái chọn lựa việc giặt máy hay giặt tay cho sản phẩm sử dụng chất liệu này.
-
Rayon độ bền cao
Rayon độ bền cao được ứng dụng chủ yếu trong các mặt hàng dệt may công nghiệp đòi hỏi sự bền chắc và chịu được tải trọng lớn hay các sản phẩm như lốp xe, đai ô tô. Đây là giải pháp hoàn hảo để thay thế bông nhờ vào giá thành thấp và độ bền cao hơn. Chúng thường được tráng thêm cao su hoặc lớp chất hóa học để chống ẩm hoặc cố định kết cấu.
5. Ứng dụng của vải viscose
-
Ứng dụng trong ngành may mặc
Vải viscose được ứng dụng phổ biến trong ngành dệt may để thay thế lụa, hạ giá thành sản xuất. Các sản phẩm sử dụng chất liệu này bao gồm đồ trượt tuyết, quần áo thường ngày, sơ mi, jacket nhẹ. Ngoài ra, vải còn được dùng để tạo ra khăn trải giường, rèm cửa.
-
Ứng dụng khác
Nhờ vào sự linh động trong sản xuất, giá thành rẻ, viscose được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như sản xuất giấy bóng kính, vỏ xúc xích, lốp xe, đai ô tô,…