Vải Rayon là một chất liệu được sử dụng rất rộng rãi trong ngành thời trang may mặc hiện nay. Đây là một chất liệu được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, ngoài ra còn được nhiều nhãn hàng yêu thích bởi hội tụ một số đặc điểm khác như cotton, vải lụa, vải lanh,… Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng khi nhắc đến cái tên này lại có rất nhiều người dùng vẫn không khỏi thắc mắc Rayon là chất vải gì? Có những đặc điểm như thế nào? Được ứng dụng vào ngành hàng thời trang như thế nào?
Vì vậy, để giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết ngày hôm nay Pagatex sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất về chất vải Rayon, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chất liệu này để có thể đưa ra những sự lựa chọn hoàn hảo cho tủ đồ của mình.
1. Vải Rayon là gì?
Vải Rayon là một loại vải được sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên, nhưng trong quá trình sản xuất đòi hỏi một số hóa chất nhất định nên được coi là một loại vải được dệt từ sợi vải bán tổng hợp. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất loại vải này là từ gỗ và các sản phẩm nông nghiệp được tái sinh dưới dạng sợi cellulose.
Chất liệu Rayon là một loại vải có tính linh hoạt cao và có khả năng biến đổi đa dạng hình dáng bởi chất vải này hội tụ hầu hết các đặc tính của các loại vải khác như cotton, vải linen, vải lụa,… Vì vậy, Rayon mới được sử dụng để sản xuất rất nhiều loại trang phục khác nhau, trong ngành công nghiệp hiện nay, chất vải này được xuất hiện với rất nhiều cái tên khác nhau như: tơ nhân tạo, tơ sợi, tơ hóa học,…
Vải Rayon là một loại vải bán tổng hợp được sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên
1.1. Nguồn gốc của sợi vải Rayon
Sợi vải Rayon được tình cờ phát minh vào năm 1846. Tuy nhiên vào những năm 1860, khi ngành công nghiệp tơ lụa của Pháp lâm vào khủng hoảng vì một căn bệnh ảnh hưởng tới con tằm dẫn đến tình trạng không thể sản xuất tơ nên Louis Pasteur và Bá tước Hilaire de Chardonnet mới bắt đầu nghiên cứu và sản xuất loại sợi mới thay cho tơ tằm. Đến năm 1885, ông Chardonnet được cấp bằng sáng chế khi thành công tạo ra sợi tơ nhân tạo từ cellulose, là cột mốc đánh dấu sự ra đời của chất vải Rayon và đánh dấu bước tiến vĩ đại cho ngành hàng may mặc.
Chất vải Rayon được sản xuất tại Hoa Kỳ vào năm 1911, với cái tên “tơ nhân tạo” cho đến năm 1925 mới được Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đặt cho cái tên là Rayon và FTC đã chia Rayon Fabric thành hai loại sau: loại sợi được làm từ cellulose tinh khiết gọi là Rayon và loại sợi được làm từ hợp chất cellulose gọi là Acetate.
Những năm 1950, Rayon được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất. Nhưng với ngành may mặc thì lại chưa thật sự thích nghi và làm quen được với chất vải này. Đến năm 1955, chất vải Rayon mới được cải tiến và nâng cấp mang nhiều đặc tính phổ biến và dễ sử dụng hơn trong lĩnh vực may mặc. Ngày này, chất vải này đã trở thành một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất.
1.2. Quy trình sản xuất chất liệu vải Rayon
Quy trình sản xuất vải Rayon có sử dụng đến một số chất hóa học, tuy nhiên thành phần chính của chất vải này vẫn được sử dụng hoàn toàn từ tự nhiên. Cụ thể hơn là được sản xuất chủ yếu từ bột gỗ, để bột gỗ có thể chuyển hóa thành cellulose người ta đã xử lý chúng bằng cách ngâm trong dung dịch xút (Natri Hydroxide).
Cellulose thu được sau quá trình trên sẽ được tiếp tục xử lý chuyển hóa thành dung dịch viscose. Tiếp đến, dung dịch này sẽ được xử lý bằng dung dịch Acid Sunfuric và kéo thành sợi bằng máy kéo sợi. Dựa vào mục đích sử dụng sẽ có một số phương pháp kéo sợi khác nhau bao gồm kéo sợi chỉ, kéo sợi bằng nồi hoặc kéo sợi liên tục.
Quy trình kéo sợi này sẽ làm cứng các sợi viscose tạo thành sợi cellulose tái sinh. Sau khi các sợi được bảo dưỡng đủ, có thể sẵn sàng cho các công đoạn xử lý và dệt thành vải Rayon.
Quy trình sản xuất vải Rayon từ nguyên liệu tự nhiên
2. Vải Rayon có bao nhiêu loại?
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại vải Rayon được sử dụng phổ biến nhất là:
- Sợi Rayon Viscose
- Sợi Rayon Lyocell
- Sợi Modal Rayon
Hãy cùng Routine tìm hiểu những thông tin chi tiết về từng loại vải qua những thông tin bên dưới nhé!
2.1. Vải Rayon Viscose
Rayon Viscose là chất vải được sử dụng rộng rãi bởi sự linh hoạt với nhiều mục đích sản xuất nhiều loại trang phục khác nhau. Bên cạnh đó, chất vải này còn nhận được rất nhiều sự ưu ái của người tiêu dùng nhờ vào khả năng thấm hút mồ hôi tốt, khá bền, thoáng khí và đặc biệt là giá thành rẻ.
Sở dĩ được đặt cho cái tên Viscose là vì chất liệu này có kết cấu khá giống với hình dạng cấu trúc của sáp ong. Ngoài ra, chất vải này còn có thể được sử dụng cùng nhiều chất vải khác như cotton, taffeta, nhung,… Với những đặc tính trên nên vải Rayon Viscose thường được sử dụng để may các trang phục mùa hè hoặc các trang phục đi biển.
Vải Viscose được sử dụng rộng rãi bởi sự linh hoạt, sản xuất nhiều loại trang phục khác nhau
2.2. Vải Rayon Lyocell
Chất liệu vải Rayon Lyocell là một loại vải vô cùng thân thiện với môi trường, vì được sản xuất từ gỗ và chúng được dệt bằng công nghệ nano khép kín ít sử dụng hóa chất hơn. Ưu điểm nổi bật nhất của chất vải Lyocell chính là có khả năng phân hủy lên đến 100%, bên cạnh đó còn rất dễ nhuộm màu, thấm hút tốt và không gây kích ứng như một số loại vải khác.
Vải Lyocell cũng tương tự như vải bông hoặc vải lanh và chúng cũng thường được pha trộn cùng những loại vải này. So với các loại vải khác thì chất vải này được đánh giá là có ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Chính vì vậy, nên chúng cũng có giá thành cao hơn nhiều so với các loại vải khác trên thị trường và có mức giá cao nhất trong các loại vải Rayon.
Chất liệu vải Rayon Lyocell là một loại vải vô cùng thân thiện với môi trường
2.3. Vải Modal Rayon
Chất liệu Modal Rayon hay còn được gọi với cái tên khác là Rayon HWM, là một loại vải bán tổng hợp. Loại vải này được làm từ thành phần chính là từ các cellulose có trong các thân cây gỗ cứng như cây sồi hoặc cây bạch dương. Chất liệu này phải trải qua một quá trình sản xuất rất phức tạp mới có thể đưa quá trình dệt.
Vải được dệt ra có nhiều đặc tính khá vượt trội như mềm mại, thoáng khí và hút ẩm tốt, bên cạnh đó còn có khả năng chống nhăn tự nhiên. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng vải lại xuất hiện lông tơ trên bề mặt khiến cho người dùng có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.
Chất liệu Modal Rayon được làm từ thành phần chính là từ các cellulose có trong các thân cây gỗ cứng
3. Những đặc điểm nổi bật của vải Rayon
Trong quá trình sử dụng cũng như tìm hiểu khi biết đến chất vải này, không ít người đã đặc ra nhiều câu hỏi về vải rayon như:
- Đặc điểm của chất vải này là gì?
- Vải Rayon có mát không?
- Chất liệu Rayon có nhăn không?
- Sau một thời gian sử dụng quần áo Rayon có nhăn không?
Ngoài ra, chất vải này còn được đánh giá là một chất liệu có giá thành rẻ, mang những ưu điểm tuyệt vời hơn đa số các loại vải khác trên thị trường như cotton, linen, lụa,… Để kiểm chứng điều này chúng ta hãy xem dựa vào tính chất của vải Rayon sẽ mang những ưu nhược điểm như thế nào nhé!
3.1. Ưu điểm của vải Rayon
- Mềm mại và có bề mặt mịn màng: đây cũng là một ưu điểm rất giống với các loại sợi tự nhiên như bông hay vải lanh, giúp cho chất vải này mang sự thoải mái, dễ chịu khi sử dụng và cảm giác mềm mịn khi chạm vào.
- Sáng bóng: chất vải Rayon có kết cấu tạo ra độ sáng bóng cho bề mặt vải, từ độ sáng bóng thấp đến độ sáng bóng cao, tương tự như vải lụa.
- Khả năng hút ẩm tốt: mang bản chất tương tự bông nên chất vải này có khả năng thấm hút rất tốt nên rất được ưa chuộng và sử dụng để sản xuất các loại quần áo năng động hoặc các trang phục mùa hè, trang phục đi biển.
- Thoáng khí: nhờ vào khả năng này những trang phục làm từ chất vải Rayon mang lại cảm giác thoáng mát, mát mẻ khi mặc.
- Dễ pha trộn cũng chất liệu khác: chúng có thể dễ dàng pha trộn cùng các sợi vải khác như cotton, linen,… để dệt nhằm tăng thêm một đặc tính nổi trội.
- Rất dễ nhuộm màu: đây là một điểm cộng rất lớn khiến cho nhiều nhãn hàng ưa chuộng và sử dụng trong may mặc, với đặc tính dễ nhuộm màu giúp các nhà sản xuất có thể dễ dàng tạo ra những kiểu dáng với nhiều màu sắc sinh động và bắt mắt.
3.2. Nhược điểm của vải Rayon
- Chất vải Rayon rất khó bảo quản và vệ sinh, chúng sẽ rất dễ bị co lại khi không được giặt đúng cách.
- Tuy chất vải này rất dễ nhuộm màu nhưng chúng cũng rất dễ bị bạc màu, ngoài ra còn dễ bị giãn dẫn đến mất form và thường không thể phục hồi lại.
- Chất vải này cũng rất dễ bị ẩm mốc do hấp thụ mồ hôi của cơ thể và hơi ẩm trong không khí.
- Một nhược điểm nữa, không đến từ đặc tính vải mà chính từ quy trình sản xuất của vải, sợi Rayon gây ra ô nhiễm và tác hại khác lớn đến cho môi trường sống.
Vải Rayon mang những ưu điểm tuyệt vởi hơn so với các chất liệu như Cotton, Linen, Lụa,…
3.3. Cách bảo quản quần áo từ vải Rayon
Dựa vào những tính chất của vải Rayon đã nêu trên có thể thấy đây là một chất vải không dễ bảo quản. Vậy để có thể giữ được các trang phục từ chất liệu này luôn được bền đẹp, bạn có thể tham khảo một số mẹo bảo quản quần áo từ chất liệu Rayon dưới đây:
- Rayon là một chất vải có độ bền không cao nên khi giặc trang phục từ chất vải này bạn nên ưu tiên sử dụng nước lạnh thay vì nước nóng.
- Tốt nhất nên hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa, chỉ sử dụng trong những trường hợp bắt buộc hoặc nên dùng những chất tẩy rửa nhẹ.
- Đối với những loại quần áo Rayon đã qua nhuộm màu bạn nên giặt riêng chúng và hạn chế hết mức có thể trong việc sử dụng chất tẩy rửa để tránh tình trạng phai màu.
- Khi phơi quần áo hãy ưu tiên phơi trên nền phẳng thay vì sử dụng móc treo để tránh quần áo bị kéo dãn, nhão. Nên phơi ở nơi có bóng râm, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Ngoài ra, đối với những loại vải Rayon khác nhau, các nhãn hàng sẽ đưa ra những hướng dẫn về cách sử dụng và cách bảo quản khác nhau, bạn nên đọc kỹ những hướng dẫn này khi sử dụng sản phẩm.
4. Ứng dụng của vải Rayon trong thời trang công sở
Với những ưu điểm tuyệt vời nên chất liệu này đã được ứng dụng vô cùng phổ biến trong đời sống của chúng ta. Đặc biệt là trong ngành hàng may mặc, sợi vải Rayon được ứng dụng để may rất nhiều loại trang phục khác nhau như đầm váy, quần, áo thun, áo sơ mi,… Kèm theo những đặc tính như thoáng mát, thấm hút mồ hôi, phong phú về màu sắc, hoa văn,… nên chất vải này rất thích hợp để sử dụng sản xuất những trang phục công sở. Sau đây, hãy cùng Routine tham khảo một số trang phục công sở từ chất liệu Rayon mà bạn không nên bỏ lỡ.
4.1. Áo sơ mi công sở Rayon
Áo sơ mi công sở luôn là người bạn đồng hành cùng dân văn phòng cả nam lẫn nữ. Vì vậy, ai cũng sẽ muốn sở hữu ngay cho mình một chiếc áo sơ mi thoáng mát, đặc biệt là thấm hút mồ hôi tốt để có thể thoải mái làm việc cả một ngày dài nơi văn phòng. Và những chiếc áo sơ mi form rộng từ chất vải Rayon sẽ là một item hoàn hảo để đáp ứng nhu cầu đó.
Với một chiếc áo sơ mi tay dài được thiết kế đơn giản, màu sắc trẻ trung không chỉ mang lại sự dễ chịu khi mặc mà còn mang lại một phong cách thanh lịch, và có thể biết tấu trở nên năng động. Hoặc còn có thể thấy được ưu điểm mềm mại, thoáng khí của chất vải này được kết hợp hoàn hảo trong những chiếc áo sơ mi tay ngắn mang sự phá cách đầy trẻ trung, năng động cho bạn thoải mái thể hiện cá tính riêng nơi công sở.
Áo sơ mi từ chất vải Rayon thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt mang lại cảm giác thoải mái
4.2. Quần vải nam Rayon
Quần vải nam là một item thần thánh không thể thiếu trong tủ quần áo của các chàng trai. Quần vải Rayon nam được thiết kế gọn gàng, thoải mái và có đặc tính chống nhăn cực tốt nên được rất nhiều bạn nam yêu thích. Kết hợp cùng những chi tiết tinh tế như thắt lưng che khuy, form ôm dáng không chỉ cho chàng một phong cách chỉnh chu nơi công sở mà còn vô cùng đa năng kết hợp cùng nhiều trang phục thời trang khác để tạo ra nhiều phong cách cá tính khác nhau cho chàng xuống phố, dạo chơi hay du lịch đều được.
Quần vải nam từ chất vải Rayon là một item thần thánh của các chàng trai
4.3. Đầm công sở nữ
Đầm sát nách công sở có thể được xem là một trong những mẫu đầm “quốc dân” của các chị em khi đi làm. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi không biết phải phối đồ như thế nào để phù hợp với dáng người của mình thì mẫu đầm này sẽ là sản phẩm hoàn hảo nhất dành cho bạn. Với dáng đầm ôm nhẹ ở phần ngực, eo, mông và có kiểu dáng maxi A nhẹ ở phần thân dưới sẽ giúp nàng che được các khuyết điểm trên cơ thể mà không gây ra cảm giác lùng thùng, lôi thôi như khi diện trang phục quá rộng.
Đầm có thiết kế xẻ tà và phần tà trước ngắn hơn tà váy sau sẽ khiến trang phục của nàng không bị đơn điệu, nhàm chán mà trở nên trẻ trung, năng động hơn. Chất vải Rayon đảm bảo mang đến cho người mặc xúc cảm mềm mại và thoải mái nhất có thể.
Đầm Sát Nách Rayon có thể được xem là một trong những mẫu đầm công sở “quốc dân”
5. Kết luận
Bài viết trên là tất cả những thông tin được gom gọn về chất liệu vải Rayon là gì mà Routine cung cấp cho bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về chất liệu này. Khi nắm bắt được khái niệm và đặc tính của nó bạn có thể chọn cho mình những bộ đồ hợp hoàn cảnh, vóc dáng, đặc biệt là từ những bộ trang phục công sở được may từ vải Rayon mà Routine đã gợi ý, tin rằng chúng sẽ là những item giúp bạn trở nên đầy cuốn hút nơi công sở và cho bạn sự thoải mái, dễ chịu trong cả ngày dài làm việc.