CÁC LOẠI VẢI MAY ÁO KHOÁC GIÓ ĐỒNG PHỤC PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Để chọn may cho doanh nghiệp, tổ chức mình một mẫu áo khoác gió đồng phục tốt khách hàng cần phải tìm hiểu thật kỹ về nhiều yếu tố trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chất liệu vải may áo khoác gió đồng phục. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải dùng để may áo khoác gió, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.

1. Vải Polyester

Bên cạnh cái tên Polyester vải còn có một tên gọi khá khá quen thuộc với người tiêu dùng đó là vải PE. Đây là loại vải khá phổ biến trong may áo khoác gió.

Vải Polyester là gì ? Cách nhận biết vải Polyester tổng hợp - Atlan

Ưu điểm: Polyester là loại vải đa năng vì vừa có màu sắc đẹp lại vừa có khả năng chống thấm và chống gió tốt, phù hợp với mọi loại thời tiết. Nếu ở vùng lạnh, bạn có thể may thêm lớp lót để tăng khả năng giữ ấm cho cơ thể.

Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm nổi trội nói trên, Polyester với độ dày cao và trọng lượng lớn. Vì vậy, áo nếu được may hoàn toàn bằng loại chất liệu này sẽ có cảm giác thô cứng và bí bách. Để khắc phục điều này các nhà sản xuất thường pha chúng với các loại vải thiên nhiên có độ mềm mại hơn như cotton cho ra những bộ quần áo chất lượng và thoải mái nhất.

2. Vải Suýt

Vải Suýt là dòng vải may áo khoác, áo gió phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng hơn 50% sản phẩm trên thị trường. Một ví dụ điển hình cho loại vải này đó là những chiếc áo đồng phục Grab bạn có thể nhìn thấy bất cứ đâu trên mọi cung đường của Thành phố Hồ Chí Minh.

vải suýt may áo gió

Vải Suýt có hai mặt trái phải hoàn toàn khác nhau về tính chất, đặc điểm bên ngoài và bên trong. Nhưng chúng đều được làm từ 100% Polyester từ nhiều thành phần như than đá, nước, dầu mỏ. Đồng thời mang ưu điểm vượt trội về khả năng cản gió, chống nước, không nhăn, không co giãn và chống bám bụi.

3. Vải Micro

Vải Micro cũng là dòng vải khá phổ biến khi may áo khoác, áo gió hiện nay, với thị phần khoảng hơn 35%. Vải Micro cũng có những đặc điểm nổi bật như dòng vải Suýt. Tuy nhiên, khi so sánh với dòng vải Suýt, thì dòng vải Micro có độ dày tốt hơn, có bề mặt mềm mại và láng mịn hơn, và giá thành có phần cao hơn vải Suýt.

Vải micro may áo gió

Dòng vải Micro cũng thường được sử dụng khi may các kiểu áo khoác gió như vải Suýt, ngoài ra vải Micro còn được sử dụng cho các sản phẩm thuộc dòng cao cấp, các sản phẩm mang phong cách thời trang, trẻ trung.

4. Vải Tricot

Vải Tricot có đặc trưng nổi bật là bề mặt bóng mượt và mềm mại. Loại vải này vô cùng phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh giá do chất vải dày, khả năng chống gió, chống thấm tốt. Vải Tricot chỉ có một nhược điểm là khá nặng, tuy nhiên điều này không gây khó chịu hay ảnh hưởng đến cảm giác của người mặc vì sự mềm mượt, ấm áp mà nó đem lại.

5. Vải Nylon

Những chiếc áo khoác gió đồng phục được làm từ vải Nylon rất mỏng, nhẹ và có tính năng chống thấm, chống gió, bụi rất tốt. Bạn có thể nhận diện loại vải này thông qua tiếng sột soạt khi cọ xát vào vải. Thông thường, các đơn vị may áo gió rẻ thường ưu tiên lựa chọn loại vải này làm chất liệu chính cho các sản phẩm của mình do giá thành thấp nhưng vẫn có nhiều ưu điểm tiện dụng.

Vải nylon là gì? Cách nhận biết, ứng dụng vải nylon

Với sự phong phú, đa dạng của các chất liệu vải áo khoác đồng phục hiện nay trên thị trường, nếu bạn vẫn còn đang phân vân, chưa biết lựa chọn loại vải nào phù hợp. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những mẫu vải may áo khoác đồng phục với chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất để chuẩn bị cho một mùa thu đông nữa đang đến rất gần. Và nếu bạn đang có nhu cầu may áo khoác, áo gió đồng phục, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline để nhận được sự tư vấn và báo giá tốt nhất.