Như chúng ta đã biết Vải kaki là loại vải có tính ứng dụng cao, được mọi người rất ưa chuộng .Bởi những đặc điểm ưu việt mà không phải loại vải nào cũng có được. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vải kaki . Đặc điểm và ứng dụng của vải kaki cũng như phân biệt được các loại vải kaki hiện có trên thị trường. 

1.Vải kaki là gì ?

Vải Kaki là loại vải dệt từ 100% sợi cotton hoặc pha lẫn với các sợi polyester tổng hợp. Thông thường loại vải kaki dệt từ hai loại sợi . Cotton đan chéo với sợi tổng hợp sẽ có liên kết khá bền chặt với nhau. Chính vì vậy mà mình vải khá cứng và dày dặn. Chất vải kaki khá ít nhăn, hạn chế bám bụi cũng như chống nắng nóng, tia UV khá tốt.

Để phù hợp hơn với từng yêu cầu của bộ trang phục mà ngày ngay. Vải kaki được pha trộn các tỷ lệ sợi cotton với polyester khác nhau cũng như cách dệt . Chính vì vậy, giờ đây người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn về vải . Cũng như loại vải kaki được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực may mặc hiện nay. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc từ khi nào con người sáng tạo ra loại vải này không? Và ai là người phát minh ra chúng ? Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ bới câu trả lời đấy, đọc tiếp để biết nha!

2.Nguồn gốc của vải kaki

Có thể bạn không biết những vải kaki xuất hiện từ những năm giữa thế kỷ 19 . Nó được chính bàn tay của sỹ quan quân đội người Ấn Độ, ông Harry Bernett Lumsden, phát minh. Lý do mà ông sáng tạo ra loại vải này cũng bởi vào thời kỳ đó, người lính Ấn Độ thường mặc trang phục vải len rất dày không phù hợp với thời tiết nơi đây. Vì vậy mà ông đã sáng tạo ra một loại vải mới . Và đó chính là vải Kaki ngày này . Vải ưu điểm là mỏng và nhẹ hơn rất nhiều so với vải len trước kia. Và màu sắc chính của vải khi đó là màu be hoặc vàng đất. Cũng chính vì vậy là vải kaki luôn là ưu tiên hàng đầu khi may đồng phục quân đội hoặc bảo hộ lao động .

3. Thành phần của vải kaki

Vải kaki được dệt hoàn toàn từ 100% cotton . Hoặc được dệt từ 2 loại sợi cotton và polyester với tỷ lệ phù hợp.

Đối với vải kaki liên doanh sẽ có tỷ lệ pha trộn giữa hàm lượng polyester và cotton là lần lượt là polyester 86% +-1 %, cotton 14% +-1%  (vải kaki 83/17) hoặc polyester 67% +-1 %, cotton 33% +-1% (vải kaki 65/35).

Thành phần của vải  Kaki pangrim 2721 có tỷ lệ pha trộn 2 loại sợi là polyester 65% +-1 %, cotton 35% +-1%. Chính vì vậy chúng còn có tên là Kaki pangrim 6535. So với vải kaki liên doanh, vải pangrim có mức giá cao hơn từ 1,5-2,5 lần.

Ngoài ra, nhà sản xuất còn dệt thêm sợi spandex tạo sự co giãn đối với mẫu Kaki thun. Với sự pha trộn khác nhau về thành phần mà mỗi mẫu vải kaki lại có những đặc tính riêng biệt . Phù hơp với những loại trang phục khác nhau. Tuy nhiên, các mẫu vải kaki đều tồn tại những ưu điểm và nhược điểm dưới đây:

4 . Đặc điểm vải kaki là gì?

4.1 Ưu điểm của vải kaki là gì?

Có thể nói đây là loại vải có tính ứng dụng rất cao trong lĩnh vực may mặc nhờ 4 đặc điểm nổi bật của chúng:

– Thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, thoải mái với người mặc

Thành phần vải kaki chủ yếu là sợi cotton 100% hoặc sợi cotton dệt chéo với sợi tổng hợp. Chính vì vậy mà chúng đem đến cảm giác thoáng mát, dễ chịu . Cũng như khả năng thấm hút mồ hôi tốt cho người mặc. Phù hợp với cả thời tiết mùa đông lẫn mùa hè.

– Chất vải dày dặn, bền chặt

Nhờ vào các công nghệ dệt chéo mà đồ bền của vải cực cao. Đồng thời loại vải này cũng ít bị nhăn, form dáng quần áo luôn cứng cáp, không bị chảy gây mất thẩm mỹ. Loại này còn được xử lý qua công nghệ đốt lông nên không còn hiện tượng xù lông sau một thời gian sử dụng.

– Dễ nhuộm màu và bền màu

Đây cũng là loại vải rất dễ nhuộm màu cũng như độ bám màu khá cao. Vậy nên bạn cũng không phải lo lắng rằng quần áo sẽ phai màu khi giặt giũ.

– Màu sắc, mẫu mã đa dạng

Do độ bám màu tốt, dễ bắt màu nên màu sắc của vải kaki cũng rất đa dạng. Bao gồm cả màu đậm và màu nhạt (lợt). Dù hơi khó trong việc tạo các mẫu cầu kì , nhưng mẫu mã hay màu sắc của loại vải kaki này vẫn luôn được nhiều người đánh giá cao.

4.2 Vải kaki có nhược điểm gì?

Bên cạnh những ưu điểm trên, chúng cũng có nhược điểm mà bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn chúng:

– Không dành cho các trang phục có thiết kế cầu kỳ

Đặc điểm vải kaki là khá cứng, dày dặn, độ co giãn không cao . Nên khó có thể phù hợp với các mẫu trang phục có thiết kế cầu kỳ hoặc cần sự mềm mại, ôm sát cơ thể. Chính vì vậy, dù màu sắc có đa dạng nhưng phần lớn các chúng chỉ dùng cho các mẫu bảo hộ lao động quần tây, áo vest khá đơn điệu.

– Giá vải kaki khá cao

So với nhiều loại vải khác thì vải kaki sẽ có giá thành đắt hơn một chút. Bởi hàm lượng cotton có trong vải. Tuy vậy, cũng rất nhiều người lựa chọn loại vải này . Vì độ bền cũng như khả năng thấm hút mồ hôi tốt của chúng.

5 .Vải kaki có mấy loại?

Nếu bạn là người đi nghiên cứu sâu hơn nữa về những loại vải kaki. Bạn sẽ thấy khá là bất ngờ bởi có quá nhiều loại khác nhau. Và có phần làm bạn hơi bị rối. Nhưng ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp lại và phân loại chúng theo một cách khoa học hơn. Vải kaki có thể được chia thành các loại dựa trên những đặc tính riêng biệt hoặc dựa trên thành phần sợi vải.

5.1 Phân loại vải kaki dựa vào đặc tính co giãn của vải

Theo độ co giãn, vải kaki được chia thành 2 loại là kaki không thun và kaki thun hay vải kaki co giãn

  • Kaki không thun

Đây là loại vải kaki cứng, ít nhăn, có độ bền cao, dễ giặt ủi, bền màu. Chính vì đặc điểm vải kaki  này, vải kaki không thun (vải kaki không co giãn) thường để may quần tây nam, quần tây ống đứng . để tạo form dáng đứng hoặc dùng để may đồ bảo hộ.

  • Kaki thun

Đây là loại vải kaki co giãn có pha thêm sợi spandex để tăng độ co giãn của vải, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải kaki thun (vải kaki co giãn) thường được dùng để may váy, đầm ôm body, áo vest nữ, quần tây nữ, may đồng phục công sở.Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vải kaki thun (vải kaki co giãn)

5.2 Phân loại dựa trên thành phần hóa học

Căn cứ vào thành phần hóa học, vải kaki được chia làm 2 loại là vải kaki cotton và vải kaki polyester:

  • Vải Kaki cotton

Kaki cotton hay vải kaki bông là loại vải được dệt từ 100% sợi cotton tự nhiên. Có độ dày vừa phải (mỏng hơn so với vải kaki thun), khi mặc có cảm giác thoáng mát, dễ chịu. Vải kaki cotton được dùng nhiều nhất để may các loại váy ôm sát, quần ôm cho phụ nữ hoặc các loại quần áo công sở khác.

  • Vải Kaki Polyester

Là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp polyester nên khả năng thấm hút cực thấp. Có thể chống cháy cũng như không hề co giãn khi giặt. Loại vải này thường được sử dụng chủ yếu để may tạp dề, vải balo, quần áo chống chống nước, mũ nón…

5.2  Công dụng của vải kaki là gì?

Như đã nói ở trên, đây là loại vải khá đa năng . Khi có thể ứng dụng may cho hầu hết các loại trang phục . Từ quần áo bảo hộ lao động, đồng phục công sở, quần áo học sinh,quần tây, váy đầm, vải áo khoác… Đây cũng là loại vải ưa thích của các doanh nghiệp. Khi lựa chọn vải may đồng phục công nhân, kỹ sư, bảo vệ, nhà hàng, công an, quân đội…