1. Sợi vải COTTON

Vải Cotton là loại vải tổng hợp có thành phần chính là sợi bông kết hợp cùng các hợp chất hóa học khác. Với những đặc tính rất tốt. Vải sợi bông trở thành nguyên liệu nổi bật nhất trong ngành dệt may và được ứng dụng rộng rãi nhất ngày nay. Chiếm khoảng 50% số lượng các sản phẩm từ vải sợi trên toàn thế giới.

Các loại sợi vải phổ biến hiện nay

Các sản phẩm từ vải sợi bông rất thân thiện với da người mặc. Nó không làm ngứa hay gây ra các nguy cơ dị ứng. Với thành phần chính là sợi bông, vải cotton bền đẹp, có khả năng thấm hút cao, thông thoáng. Tuy nhiên, mình vải khá cứng thường được sử dụng cho các sản phẩm may mặc của nam giới. Để khắc phục được nhược điểm này, người ta nghiên cứu và kết hợp thêm sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những trang phục nữ.

 2. Sợi vải BAMBOO 

Được quảng bá là sợi vải có nguồn gốc từ tự nhiên. Vải sợi bamboo nhanh chóng được đưa vào danh sách nguyên liệu may mặc ưa chuộng của người dùng. Thế nhưng, sợi vải bamboo thực chất là sợi hóa học do được sản xuất theo quy trình viscose. Theo đó, cellulose được chiết xuất từ loại tre Moso, Phyllostachys edulis. Sau đó kết hợp cùng các loại nguyên liệu khác để tạo thành sợi vải hóa học.

Trong các loại nguyên liệu dệt may có nguồn gốc thực vật. Vải bamboo được xem là loại giữ được nhiều tính năng gốc của cây. Quần áo được may từ vải sợi bamboo có khả năng dung hòa nhiệt độ với thân nhiệt người mặc. (mát khi trời nóng và ấm áp khi trời trở lạnh), không gây kích ứng da. Vải bamboo có kết cấu tương tự với lụa. Cấu trúc vải xốp nên thông thoáng và thấm hút tốt.

Tuy hiện nay có nhiều thông tin về tính năng kháng khuẩn, chống tia UV và những tính năng tự nhiên của tre nhưng chưa có xác nhận khoa học về điều này .

3. Sợi Vải polyester

Với thành phần chính là ethylene , polyester là loại sợi tổng hợp có nguồn gốc dầu mỏ. Đây là các loại sợi vải phổ biến hiện nđược hình thành từ phản ứng hóa học giữa axit và rượu.

Mang đặc tính cơ bản như không hút ẩm nhưng hấp thu dầu.  Vải polyester được ứng dụng để sản xuất những sản phẩm như quần áo, vật dụng cách điện, các sản phẩm khác như chăn, đệm, áo khoác ngoài. Thêm vào đó, vải polyester có những ưu điểm như bền, ít nhăn, không bị co giãn khi giặt. Có giá thành tương đối rẻ, vải polyester được sử dụng khá phổ biến. Tuy vậy, đặc tính không thấm hút khiến vải polyester có nhược điểm là khá nóng khi mặc.

Bài viết trước đó Đặc điểm của vải Cotton
Bài viết sau đó Kaki thun là gì ?